Các mục đích và hoạt động Liên Hiệp Quốc

Các mục đích của Liên Hiệp Quốc

Những mục đích được nêu ra của Liên Hiệp Quốc là ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ nhân quyền, cung cấp một cơ cấu cho luật pháp quốc tế, và để tăng cường tiến bộ kinh tế, xã hội, cải thiện các điều kiện sống và chống lại bệnh tật.[18] Liên Hiệp Quốc tạo cơ hội cho các quốc gia nhằm đạt tới sự cân bằng trong sự phụ thuộc lẫn nhau trên bình diện thế giới và giải quyết các vấn đề quốc tế. Nhằm mục đích đó, Liên Hiệp Quốc đã phê chuẩn một Tuyên ngôn Chung về Nhân quyền năm 1948.[19]

Các hội nghị quốc tế

Các quốc gia Liên Hiệp Quốc và các cơ quan đặc biệt của nó ‒ "những stakeholder" của hệ thống ‒ đưa ra hướng dẫn và quyết định về những vấn đề lớn và vấn đề hành chính trong những cuộc gặp thông lệ được tổ chức suốt năm. Các cơ cấu quản lý được hình thành từ các quốc gia thành viên, không chỉ gồm Đại hội đồng, Hội đồng Kinh tế Xã hội và Hội đồng Bảo an, mà còn cả các cơ cấu tương đương chịu trách nhiệm quản lý tất cả các cơ quan khác của Hệ thống Liên Hiệp Quốc. Ví dụ Đại hội đồng Y tế và Ban Chấp hành quản lý công việc của Tổ chức Y tế Thế giới.

Khi một vấn đề được coi là có tầm quan trọng đặc biệt, Đại hội đồng có thể triệu tập một phiên họp đặc biệt để tập trung sự chú ý toàn cầu và xây dựng một phương hướng hành động chung. Những ví dụ gần đây gồm:

Trụ sở Liên Hiệp Quốc ở châu Âu tại Geneva, Thuỵ Sĩ

Những năm quốc tế và những vấn đề liên quan

Liên Hiệp Quốc tuyên bố và điều phối "Năm quốc tế..." nhằm tập trung sự chú ý của thế giới vào các vấn đề quan trọng. Sử dụng hình tượng Liên Hiệp Quốc, một logo được thiết kế đặc biệt cho năm đó, và cơ sở hạ tầng của Hệ thống Liên Hiệp Quốc nhằm phối hợp các sự kiện trên khắp thế giới, nhiều năm đã trở thành điểm xúc tác cho những vấn đề quan trọng trên phạm vi thế giới.

Mục tiêu kiểm soát và giải giáp vũ khí

Hiến chương năm 1945 của Liên Hiệp Quốc dự định đưa ra một hệ thống quy định sẽ đảm bảo "sự chi tiêu nhỏ nhất các nguồn tài nguyên con người và kinh tế thế giới cho vũ khí". Phát minh ra các loại vũ khí hạt nhân xảy ra chỉ vài tuần sau khi Hiến chương được ký kết và ngay lập tức thúc đẩy ý tưởng hạn chế và giải giáp vũ khí. Trên thực tế, nghị quyết đầu tiên của phiên họp đầu tiên của Đại hội đồng (ngày 24 tháng 1 năm 1946) có tiêu đề "Sự thành lập một Ủy ban giải quyết các Vấn đề Phát sinh do sự Phát minh ra Năng lượng Nguyên tử" và kêu gọi đưa ra những đề xuất khoa học cho "sự hạn chế trang bị các loại vũ khí nguyên tử và tất cả các loại vũ khí chính khác với mục đích hủy diệt hàng loạt".

Liên Hiệp Quốc đã lập ra nhiều diễn đàn nhằm giải quyết các vấn đề giải giáp vũ khí đa biên. Các diễn đàn chính là Ủy ban Thứ nhất của Đại hội đồng và Cao ủy về Giải giáp vũ khí Liên Hiệp Quốc. Những vấn đề được đưa vào chương trình nghị sự gồm việc ước tính những giá trị có được sau những hiệp ước cấm thử hạt nhân, kiểm soát vũ khí không gian, những nỗ lực nhằm ngăn chặn các loại vũ khí hóa học, giải giáp vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường, những khu vực không vũ khí hạt nhân, giảm bớt ngân sách quân sự, và các biện pháp nhằm tăng cường an ninh quốc tế.

Hội nghị Giải giáp là một diễn đàn được cộng đồng thế giới lập ra để đảm phán về các thỏa thuận kiểm soát vũ khí đa bên và giải giáp vũ khí. Diễn đàn có 66 thành viên đại diện cho mọi khu vực trên thế giới, gồm cả năm quốc gia hạt nhân chính (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Pháp, Nga, Anh Quốc và Hoa Kỳ). Tuy hội nghị không phải là một tổ chức chính thức của Liên Hiệp Quốc, nó kết nối với tổ chức này thông qua sự hiện diện cá nhân của Tổng thư ký; người đồng thời cũng là tổng thư ký của hội nghị. Những nghị quyết được Đại hội đồng thông qua thường yêu cầu hội nghị xem xét các vấn đề giải giáp riêng biệt. Đổi lại, hàng năm hội nghị thông báo các hoạt động của mình cho Đại hội đồng.

Giữ gìn hòa bình

Lính gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc được gửi tới nhiều vùng nơi các cuộc xung đột quân sự mới chấm dứt, nhằm buộc các bên tôn trọng các thỏa thuận hòa bình và ngăn chặn tình trạng thù địch tái diễn, ví dụ tại Đông Timor cho tới khi nước này giành độc lập năm 2001. Các lực lượng đó do các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đóng góp, và việc tham dự vào các chiến dịch gìn giữ hòa bình là không bắt buộc; tới nay chỉ có hai quốc gia là CanadaBồ Đào Nha, đã tham gia vào tất cả các chiến dịch gìn giữ hòa bình. Liên Hiệp Quốc không duy trì bất kỳ một lực lượng quân sự độc lập nào. Tất cả các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc phải được Hội đồng bảo an thông qua.

Những người sáng lập Liên Hiệp Quốc đã thực sự hy vọng rằng tổ chức này sẽ hoạt động để ngăn chặn những cuộc xung đột giữa các quốc gia và các cuộc chiến tranh trong tương lai. Những hy vọng đó không hoàn toàn trở thành hiện thực. Trong thời Chiến tranh Lạnh (từ khoảng năm 1945 tới năm 1991), sự phân chia thế giới thành những phe thù địch khiến thỏa thuận gìn giữ hòa bình rất khó được thông qua. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, lại tái xuất hiện những lời kêu gọi biến Liên Hiệp Quốc trở thành một cơ quan đảm bảo hòa bình quốc tế, bởi hàng chục những cuộc xung đột quân sự vẫn tiếp tục diễn ra trên khắp thế giới. Nhưng sự tan vỡ của Liên bang Xô viết cũng khiến Hoa Kỳ có được vị thế thống trị toàn cầu duy nhất, tạo ra nhiều thách thức mới cho Liên Hiệp Quốc.

Các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc sử dụng nguồn tài chính từ các khoản đóng góp, tính theo công thức đóng góp tỷ lệ thông thường, nhưng gồm cả những chi phí cộng thêm đối với năm thành viên thường trực của Hội đồng bảo an, những nước có quyền thông qua việc tiến hành những chiến dịch gìn giữ hòa bình đó. Khoản thu thêm này sẽ bù đắp cho những khoản phí gìn giữ hòa bình của các quốc gia kém phát triển. Tháng 12 năm 2000, Liên Hiệp Quốc đã sửa đổi tỷ lệ đóng góp vào ngân sách hoạt động và ngân sách gìn giữ hòa bình. Đến tháng 9 năm 2013, lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ đã thực hiện 15 sứ mệnh gìn giữ hòa bình ở khắp nơi trên thế giới.

Các lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc (được gọi là Quân mũ nồi xanh) đã nhận được Giải Nobel năm 1998 cho công lao giữ gìn Hòa bình của họ. Năm 2001, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan (nhiệm kỳ 1997–2006) đã đoạt Giải Nobel Hòa bình "vì nỗ lực cho một thế giới hòa bình và được tổ chức tốt hơn".

Liên Hiệp Quốc có nhiều loại Huy chương Liên Hiệp Quốc để trao cho những thành viên quân sự tham gia vào việc gìn giữ các thỏa thuận hòa bình của tổ chức này. Huy chương đầu tiên ra đời là Huy chương Phục vụ Liên Hiệp Quốc, được trao cho các lực lượng Liên Hiệp Quốc tham gia vào cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Huy chương NATO cũng ra đời với mục tiêu như trên và cả hai loại này đều được coi là huy chương quốc tế chứ không phải huy chương quân sự.[cần dẫn nguồn]

Nhân quyền

Bài hay đoạn này là một bản dịch thô từ ngôn ngữ khác. Đây có thể là kết quả của máy tính hoặc của người chưa thông thạo dịch thuật. Xin hãy giúp tăng chất lượng bản dịch.

Việc theo đuổi mục tiêu nhân quyền là một lý do chính của việc thành lập Liên Hiệp Quốc. Sự tàn bạo của Chiến tranh thế giới thứ hai và nạn diệt chủng dẫn tới một kết luận chung rằng tổ chức mới này phải hoạt động để ngăn chặn bất kỳ một thảm kịch nào như vậy trong tương lai. Một mục tiêu ban đầu là tạo ra một khung pháp lý để xem xét và hành động trước những vấn đề về vi phạm nhân quyền.

Hiến chương Liên Hiệp Quốc bắt buộc tất cả các quốc gia thành viên phải khuyến khích "sự tôn trọng toàn diện và sự tuân thủ nhân quyền" và tiến hành "các hành động chung hay riêng rẽ" cho mục tiêu đó. Tuyên bố Chung về Nhân quyền, dù không chính thức ràng buộc, đã được Đại hội đồng thông qua năm 1948 như là một tiêu chuẩn chung để hướng tới đối với mọi nước thành viên. Đại hội đồng thường đề cập tới các vấn đề nhân quyền.

Ngày 15 tháng 3 năm 2006 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu với kết quả áp đảo để thay thế Uỷ ban nhân quyền (Human rights Commission) bằng Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (Human Rights Council).[20] Mục tiêu của nó là giải quyết các vụ vi phạm nhân quyền. Uỷ ban nhân quyền đã nhiều lần bị chỉ trích vì thành phần thành viên của nó.[cần dẫn nguồn] Đặc biệt, chính nhiều nước thành viên của cơ quan này cũng có thành tích nhân quyền kém cỏi, gồm cả những nước có đại diện được bầu làm chủ tịch ủy ban.[cần dẫn nguồn]

Hiện có bảy Cơ cấu hiệp ước nhân quyền liên quan tới Liên Hiệp Quốc, gồm Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp QuốcỦy ban về Sự hạn chế và Ngăn chặn bạo hành chống Phụ nữ. Ban thư ký của sáu (trừ Ủy ban Hạn chế và ngăn chặn bạo hành chống phụ nữ) đều do văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc điều hành.

Liên Hiệp Quốc và các cơ quan của mình là nhân tố chủ chốt thúc đẩy và áp dụng các nguyên tắc thiêng liêng trong Tuyên bố Chung về Nhân quyền. Một trường hợp như thế là việc Liên Hiệp Quốc hỗ trợ các nước đang trong quá trình chuyển tiếp sang chế độ dân chủ. Hỗ trợ kỹ thuật trong việc tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng, cải thiện các cơ cấu pháp lý, khởi thảo hiến pháp, huấn luyện các nhân viên nhân quyền, và chuyển các phong trào vũ trang thành các đảng chính trị đã đóng góp rất lớn vào quá trình dân chủ hóa trên khắp thế giới. Liên Hiệp Quốc đã giúp tổ chức các cuộc bầu cử tại những quốc gia vốn có thành tích dân chủ yếu kém, gồm cả hai quốc gia gần đây là AfghanistanĐông Timor.

Liên Hiệp Quốc cũng là một diễn đàn hỗ trợ quyền phụ nữ tham gia đầy đủ vào đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước họ. Liên Hiệp Quốc góp phần vào việc hướng sự chú ý của dư luận vào khái niệm nhân quyền thông qua các hiệp ước của nó và sự chú ý của tổ chức này vào những vụ lạm dụng đặc biệt thông qua các nghị quyết của Đại hội đồng hay Hội đồng bảo an hay thông qua những quyết định của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ).

Đầu năm 2006, một nhóm hội thảo chống tra tấn tại Liên Hiệp Quốc đã đề xuất việc đóng cửa Nhà tù Vịnh Guantanamo và chỉ trích cái gọi là sự sử dụng những nhà tù bí mật và sự nghi ngờ việc vận chuyển tù nhân tới nước ngoài cho mục đích hỏi cung của Hoa Kỳ.[cần dẫn nguồn] Một số thành viên Đảng Dân chủ Hoa Kỳ và các nhóm nhân quyền cho rằng hệ thống nhà tù bí mật của CIA không cho phép giám sát được các vụ vi phạm nhân quyền và hy vọng chúng sẽ sớm bị đóng cửa.

Hỗ trợ nhân đạo và Phát triển quốc tế

Phối hợp với các tổ chức khác như Chữ thập đỏ, Liên Hiệp Quốc cung cấp thực phẩm, nước uống, nơi cư ngụ và các dịch vụ nhân đạo khác cho những người dân đang phải chịu nạn đói, phải rời bỏ nhà cửa vì chiến tranh, hay bị ảnh hưởng bởi các thảm họa khác. Các cơ quan nhân đạo chính của Liên Hiệp Quốc là Chương trình Lương thực Thế giới (đã giúp cung cấp thực phẩm cho hơn 100 triệu người mỗi năm ở hơn 80 quốc gia), Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn hiện điều hành các dự án ở hơn 116 nước, cũng như các chiến dịch gìn giữ hòa bình tại hơn 24 quốc gia. Nhiều lần, các nhân viên cứu trợ của Liên Hiệp Quốc đã trở thành mục tiêu của các vụ tấn công (xem Các vụ tấn công vào nhân viên cứu trợ nhân đạo).

Liên Hiệp Quốc cũng tham gia vào việc hỗ trợ phát triển, ví dụ thông qua việc đưa ra Các mục tiêu Thiên niên kỷ. Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) là tổ chức đa bên lớn nhất tiến hành hỗ trợ kỹ thuật trên thế giới. Các tổ chức khác như WHO, UNAIDS, và Quỹ thế giới Phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét — là các định chế hàng đầu trong cuộc chiến chống lại bệnh tật trên thế giới, đặc biệt tại các nước nghèo. Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc là nhà cung cấp chính các dịch vụ sinh sản. Quỹ này đã giúp giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em tại 100 quốc gia.

Hàng năm Liên Hiệp Quốc đưa ra Chỉ số Phát triển Con người (HDI), một biện pháp so sánh xếp hạng quốc gia theo sự nghèo khổ, học vấn, giáo dục, tuổi thọ, và các yếu tố khác.

Liên Hiệp Quốc khuyến khích phát triển con người thông qua nhiều cơ quan và văn phòng của mình:

Ngày 9 tháng 3 năm 2006, Tổng thư ký Kofi Annan đã lập ra Quỹ Cứu trợ Khẩn cấp Trung ương (CERF) dành cho những người dân Châu Phi đang bị nạn đói đe doạ.

Liên Hiệp Quốc cũng có một cơ quan gọi là Hội đồng Lương thực Thế giới với mục đích phối hợp các bộ nông nghiệp các nước nhằm giảm nhẹ nạn đói và suy dinh dưỡng. Tổ chức này tạm ngừng hoạt động năm 1993.

Các hiệp ước và luật pháp quốc tế

Liên Hiệp Quốc đàm phán các hiệp ước như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển nhằm tránh những nguy cơ xung đột quốc tế tiềm tàng. Những tranh cãi về việc sử dụng các đại dương có thể được phân xử tại một tòa án đặc biệt.

Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) là tòa án chính của Liên Hiệp Quốc. Mục tiêu của tòa án này là để phán xử những tranh cãi giữa các quốc gia thành viên. ICJ bắt đầu hoạt động năm 1946 và vẫn đang xem xét nhiều vụ việc. Các trường hợp đáng chú ý gồm:

  • Congo và Pháp, khi Cộng hòa Dân chủ Congo cáo buộc Pháp bắt giữ bất hợp pháp các cựu lãnh đạo bị cho là tội phạm chiến tranh; và Nicaragua với Hoa Kỳ, khi Nicaragua buộc tội Mỹ trang bị vũ khí bất hợp pháp cho Contras (vụ này dẫn tới Vụ Iran-Contra).
  • Năm 1993, đối phó với sự "thanh lọc sắc tộc" tại Nam Tư cũ, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã thành lập Tòa án tội phạm quốc tế cho Nam Tư cũ. Năm 1994, đối phó với nạn diệt chủng tại Rwanda, Hội đồng đã thành lập Tòa án tội phạm quốc tế cho Rwanda. Việc phán xử tại hai tòa án đó đã thiết lập nên cơ sở xác định hiện nay rằng hành vi tội phạm cưỡng bức trong những cuộc xung đột quân sự là tội ác chiến tranh.[21]
  • Năm 1998 Đại hội đồng kêu gọi triệu tập một hội nghị tại Roma về việc thành lập một Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), tại đây "Quy chế Roma" đã được thông qua. Tòa án Tội phạm quốc tế bắt đầu hoạt động năm 2002 và tiến hành phiên xử đầu tiên năm 2006.[22] Đây là tòa án quốc tế thường trực đầu tiên chịu trách nhiệm xét xử những người bị cho là phạm các tội ác nghiêm trọng theo luật pháp quốc tế gồm cả tội ác chiến tranh và diệt chủng. Tuy nhiên, hoạt động của ICC độc lập với Liên Hiệp Quốc cả về nhân sự và tài chính, dù một số cuộc gặp gỡ của cơ quan điều hành ICC, Đại hội đồng các Quốc gia tham gia Quy chế Roma, được tổ chức tại Liên Hiệp Quốc. Có một "thỏa thuận quan hệ" giữa ICC và Liên Hiệp Quốc để quy định mối quan hệ giữa hai định chế này với nhau.
  • Năm 2002, Liên Hiệp Quốc đã thành lập Tòa án đặc biệt cho Sierra Leone để đối phó trước những hành động tàn bạo xảy ra trong thời gian nội chiến tại nước này.

Cũng có một SCIU (Đơn vị Điều tra những Tội ác Nghiêm trọng) cho Đông Timor.

Những gương mặt nổi tiếng của Liên Hiệp Quốc

Nhiều cá nhân theo chủ nghĩa nhân đạo và người nổi tiếng đã cùng hoạt động với Liên Hiệp Quốc, gồm Amitabh Bachchan, Audrey Hepburn, Eleanor Roosevelt, Danny Kaye, Roger Moore, Peter Ustinov, Bono, Jeffrey Sachs, Angelina Jolie, Mẹ Teresa, Shakira, Jay ZNicole Kidman.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Liên Hiệp Quốc http://elearning.security-research.at/flash/un http://www.globalresearch.ca/the-united-nations-se... http://andrewlanderyou.blogspot.com/2005/11/throw-... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/616264 http://www.economist.com/background/displayBackgro... http://foreignpolicy.com/story/cms.php?story_id=34 http://www.freewebs.com/worldfind http://books.google.com/books?vid=ISBN3900704163&i... http://hanskoechler.com/koechler-quo-vadis-UN.htm http://www.innercitypress.com/